Phục vụ cử tri Quốc_hội_Hoa_Kỳ

Một trong những chức trách chính của thượng nghị sĩ hoặc dân biểu là phục vụ cử tri trong khu vực bầu cử. Các nghị sĩ thường nhận hàng ngàn lá thư, cuộc gọi, và e-mail từ cử tri để bày tỏ quan điểm, hoặc sự bất bình đối với lập trường hoặc phiếu bầu của nghị sĩ ấy tại quốc hội. Nhiều cử tri yêu cầu họ giải quyết các khó khăn, hoặc giải đáp thắc mắc. Các thành viên quốc hội đều cố xây dựng một hình ảnh tích cực tại các hạt bầu cử, thay vì để cử tri than phiền về mình. Như thế, trách nhiệm của họ là đáp ứng, xông xáo để giúp đỡ cử tri lúc họ gặp nhiều phiền phức khi tiếp cận bộ máy hành chính. Đây là lúc các nghị sĩ quốc hội và nhân viên của họ thực thi chức năng thanh tra nhà nước cấp liên bang. Trong thực tế, chức trách không chính thức này ngày càng làm tiêu tốn nhiều thì giờ mà các nghị sĩ có thể dành cho việc chuẩn bị hoặc xem xét các dự luật.[11]

Cũng cần biết rằng thành viên quốc hội đương nhiệm có nhiều quyền lực hơn hầu hết các thanh tra nhà nước cấp liên bang. Như Morris Fiorina nhận xét, sự tham gia của nhánh lập pháp vào quy trình thanh tra dẫn đến một thuận lợi chính: các thành viên Quốc hội thực thi "quyền kiểm soát trên điều mà các viên chức nhà nước quan tâm nhiều nhất – gia tăng ngân sách và thẩm quyền điều hành các chương trình mới."[12] Đây là loại hình quyền lực tác động đến bộ máy hành chính mà các cơ quan thanh tra không hề có.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_hội_Hoa_Kỳ http://www.cbsnews.com/stories/2003/06/24/politics... http://zeenews.india.com/Nation/ng%C3%A0y http://www.infoplease.com/spot/womensfirsts1.html http://www.signonsandiego.com/news/politics/200512... http://www.thegreenpapers.com/Hx/SessionsExplanati... http://www.washingtonpost.com/ac2/wp-dyn?pagename=... http://www.congress.gov http://files.eric.ed.gov/fulltext/ED450062.pdf http://bensguide.gpo.gov/9-12/lawmaking/index.html http://www.house.gov/